Loài sâu đục thân là một trong những loài sâu hại chủ yếu và phổ biến trên cây cà phê.
Sâu có thể lây lan nhanh từ cành này qua cành khác, từ cây này qua cây khác khiến vườn cà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Sâu đục thân có thể gây hại quanh năm, thường điểm bùng phát mạnh nhát thường vao tháng 1 – tháng 2 và những tháng đầu mùa mưa khoảng tháng 4 tháng 5. Bài viết dưới đây Viện Eakmat sẽ giới thiệu rõ về đặc điểm hình thái cũng như thời điểm gây hại chủ yếu của loài sâu đục thân mình để bà con có thể đưa ra các biện phap phòng trừ hiệu quả nhất cho vườn cà phê.
Đặc điểm hình thái.
Sâu đục thân là loài bướm trắng, trên thân xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu xanh biếc, đôi khi có cả màu xanh đen, thân thường có chiều dài từ 20 đến 30 mm. Lông thường có màu đỏ hoặc phủ bằng lớp lông màu trắng. Sâu non thường dài từ 30 đến 50 mm và thân thường có màu hồng. Con nhộng thường có chiều dài từ 15 đến 34 mm.
Sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeara) thường hay đẻ trứng vào vỏ cây. Sau khi nở thì sâu non sẽ tấn công, đục vào giữa thân và đùn mạt gỗ ra ngoài. Cây bị sâu tấn công thường dễ bị gãy do phần thân trong bị rỗng. Loài sâu đục thân mình hồng thường phá hoại thân cây, các cành cấp 1 hoặc cấp 2, sâu đục có thể phá hoại trên diện rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Trong giai đoạn sâu non và nhộng loài sâu đục thân này đều ẩn nấp trong thân cây chỉ đến khi trưởng thành mới bay ra ngoài và tìm những cây cà phê rậm rạp để đẻ trứng. Trứng thường được đẻ thành ổ.
Sâu đục thân mình đỏ (Zeuze coffea Nietner) thường hay đẻ trứng ở những chồi non hay nụ hao của cây cà phê. Một con trưởng thành có thể để từ 400 đến 2000 quả trứng và sau khoảng 14 đến 16 ngày trứng sẽ nở ra sâu non. Sâu non rất nhỏ những lại có khả năng di chuyển linh hoạt và có khả năng đục cả những cành tăm hay đốt non của cây cà phê. Khi lớn hơn khoảng vào tuổi 3 sâu sẽ có khả năng phá hoại cao nhất, có thể đục vào gốc cành của cây cà phê. Thường tấn công vào cành cấp 1 và cấp 2 là chủ yếu. Sâu đục thân mình đỏ thường có 6 giai đoạn lột xác ở giai đoạn sâu non. Sau mỗi lần lột xác sâu sẽ tiếp tục di chuyển chỗ ở và tấn công vào nhiều vị trí hơn. Khi bị sâu non tấn công bên ngoài các vết đục đều có vết đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Khi bị sâu đục thân mình đỏ tấn công cành cà phê sẽ bị héo rũ, và khô dần. Trên cành có quả sẽ bị héo và chín ép trái.
Biện pháp phòng trừ.
Sâu đục thân một khi đã chui vào thân cây cà phê thì các biện pháp trị sâu rất khó có hiệu quả, chính vì vậy bà con cần chú ý đến các biện phòng là chủ yếu. Để phòng trừ sâu hiệu quả bà con cần chú ý áp dụng các biện pháp tổng hợp để trừ sâu hiệu quả nhất.
Bà con cần chú ý trồng cây che bóng xung quanh vườn cà phê để tăng cường độ ánh sáng cho vườn. Cắt tỉa cành thường xuyên để tạo cho cây một tán cây cân đối và giúp cây che phủ được ánh sáng đồng đều toàn thân.
Đối với những cây cà phê bị hại nặng bà con cần chú ý cưa bỏ ngay đoạn thân đó. Chẻ đôi thân cây và đem đốt ngay khỏi vườn.
Để phòng sâu hại phát triển bà con có thể sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật dưới đây:
+ Các nhóm thuốc có hoạt chất Diazinon (Diazol 10GR, Diazan 50ND,Diaphos 50 EC,…)
+ Các nhóm thuốc có hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin ( đơn củ một số thuốc như Tungcydan 55EC,Dragon 585 EC,…).
+ Nên dùng các loại thuốc có tính lưu dẫn cao chẳng hạn như Mappy 48EC, Basudin 50ND, Marshal 200SC, Pegasus 500SC,….
– Nitox 30EC ( Dimethoate 27% + Cypermethrin 3%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,3% (đối với 25 – 30ml thuốc thì sử dụng 10 lít nước)
– Nibas ( Fenobucarb 50%) sử dụng ở nồng độ 0,30% – 0,35% (đối với 30 – 35ml thuốc thì sử dụng khoảng 10 lít nước)
– Bini 58 ( Dimethoate 40%) sử dụng ở nồng độ 0,25% – 0,35% (đối với 25 đến 35 ml thuốc thì sử dụng khoảng 10 lít nước.
– Bonus 40EC (Chlorpyrifos Ethyl 40%): sử dụng ở nồng độ 0,2 – 0,25%.
Ngoài ra bà con có thể áp dụng một số biện pháp sinh học như sử dụng bẫy đèn để thu hút những con trưởng thành vào đầu mùa mưa. Không nên loại bỏ các loài thiên địch.
Bà con nên xem
- Biện pháp phòng trừ bệnh đốm mắt cua trên cây cà phê
- Biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê
- Biện pháp phòng trừ bệnh thối cổ rễ trên cây cà phê
- Biện pháp phòng trừ bệnh khô cành, khô quả trên cây cà phê
- Phòng trừ bệnh đen lá trên cây tiêu
Để lại bình luận của bạn!