Biện pháp phòng trừ mọt đục quả trên cây cà phê

Mọt đục quả là một trong những loài sâu hại nghiệm trọng trên cây cà phê vối.

Hiện nay tỷ lệ mọt đục quả gây hại trên quả khô lên tới 27%, quả chín là 4% và quả xanh là 3%. Mọt đục quả còn có khả năng gây hại trong kho nên cần được phòng trừ ngay từ đầu để bảo đảm năng suất cũng như chất lượng của hạt cà phê.

Cách phá hại.

  • Mọt đục quả có tên khoa học là Stephanoderes hampei Ferrary thuộc bộ cánh cứng Coleoptera.
  • Mọt trưởng thành thường có kích thước rất nhỏ, chỉ dài từ 2,5 mm đến 4 mm, thân có màu nâu hoặc đen. Con cái thường lớn hơn con đực và có cánh màng. Sâu non thường ăn phôi nhũ của hạt nên mọt thường tiến hành đục một lỗ nhỏ ở cạnh núm hoặc giữa núm quả để chui vào, đục các phôi nhũ ra để đẻ trứng. Khi nở sâu non có thể ăn ngay phôi nhũ hạt để lớn lên.
  • Mọt thường chỉ tấn công một nhân, tuy nhiên nếu số lượng của mọt tăng cao thì nhân còn lại cũng bị phá hủy. Mọt đục quả thường phát sinh chủ yếu vào thời điểm cuối vụ thu hoạch khi quả đã bắt đầu chín già hoặc khô trên cây.

Tập tính sinh hoạt.

  • Mọt đục quả có vòng đời ngắn, thường dao động từ 45 đến 54 ngày.
  • Mọt thường tấn công vào những quả chín, nhất là những quả chín khô trên cây hoặc rụng dưới đất.
  • Mọt đục quả xuất hiện ở cả ba loại cà phê là cà phê vối, chè và cà phê mít. Phổ biến nhất là ở cà phê vối. Mọt thường xuyên xuất hiện ở những cây trồng chắn gió như cây cốt khí, cây muồng hoa vàng, kẹo dậu.

Biện pháp phòng trừ.

  • Bà con cần chú ý vệ sinh vườn cà phê thường xuyên nhất là cuối vụ thu hoạch cần kiểm tra những quả khô và rụng cần thu gom ra khỏi vườn, tránh mọt sống ở trong đất và tấn công trong vụ sau.
  • Quả sau khi thu hoạch cần phơi sấy khô, độ ẩm chỉ nên từ 12,5 % đến 13%.
  • Thu hoạch quả kịp thời, những quả chín bói cần thu hoạch sớm để hạn chế sự lây lan của mọt đục quả.
  • Thường xuyên thăm vườn để phát hiện dấu hiệu của mọt, nếu vườn cây bị phá hoại nhiều năm liền có thể sử dụng một số thuốc hóa học dưới đất để trị mọt.
  • Nếu cà phê không tham gia sản xuất cà phê chứng nhận thì có thể sử dụng các loại thuốc như Alpha -cypermethrin (Anphatox 25 EW, Anphatox 50EW, Antaphos 100 EC); Alpha-cypermethrin + Profenofos (Profast 210 EC); Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC),…
  • Nếu cà phê tham gia sản xuất cà phê chứng nhận UTZ, RA thì bà con cần lựa chọn loại thuốc hóa học được phép sử dụng trong các dành mục thuốc được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn quy định hàng năm, đơn cử một số thuốc có thể sử dụng như: Buprofezin + Chlorpyrifos Ethyl (Proact 555 EC); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505 EC)…
  • Liều lượng và cách dùng bà con có thể tham khảo trên bao bì hoặc hướng dẫn của các kỹ sư.

Bà con nên xem

  • Bán giống cây bơ booth 7 – bơ bút trái vụ năng suất
  • Biện pháp phòng trừ mọt đục cành cà phê
  • Cách ươm hạt giống cà phê đạt tỷ lệ nảy mầm cao
  • Những lý do khiến ly cà phê của bạn “dở tệ”
  • Cách trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Posted in: Cà Phê

Để lại bình luận của bạn!

1 những suy nghĩ trên “Biện pháp phòng trừ mọt đục quả trên cây cà phê

Average 
 5 Based On 1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *